Đại Táo

Đại táo (Fructus Zizyphi) là quả chín phơi hoặc sấy khô của cây táo tàu. Mặc dù khá phổ biến trong nhiều đơn thuốc, tuy nhiên đến nay nguyên liệu còn phải nhập từ Trung Quốc. Đại táo đi vào kinh phế, vị, được dùng nhiều trong các bài thuốc bổ tỳ vị, nhuận phế, điều hòa khí huyết…


Đại táo (Fructus Zizyphi) là quả chín phơi hoặc sấy khô của cây táo tàu.

Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Táo tàu, táo đỏ, táo đen, Can táo, Mỹ táo, Lương táo, Can xích táo, Quế táo, Khư táo, Táo cao, Đơn táo, Táo bộ, Đường táo, Tử táo, Quán táo, Nhẫm táo, Đê tao, Ngưu đầu, Táo du, Dương giác, Quyết tiết, Cẩu nha, Kê tâm, Thiên chưng táo, Lộc lô, Phác lạc tô…

Tên khoa học: Zizyphus sativa Mill.

Họ khoa học: Họ táo Rhamnaceae.

Đặc điểm dược liệu

Mô tả:

Mặc dù có kích thước không quá lớn nhưng trong các đơn kê của thầy thuốc xưa, người ta vẫn ghi là đại táo. Tên gọi này khiến cho nhiều người dễ nhầm lẫn táo làm thuốc và táo tây – trái cây được bán nhiều trong siêu thị, chợ.

Đại táo là cây ăn quả, có chiều cao khoảng 10m. Lá cây mọc so le, cuống lá ngắn, phiến lá hình trứng dài, rìa mép có răng cưa thô, bên trong là các đường gân. Đại táo có hoa nhỉ, mọc thành chùm, mỗi chùm như vậy có 7 – 8 hoa, mày vàng hoặc xanh nhạt. Mùa hoa bắt đầu từ tháng 4  – 5, mùa quả bắt đầu từ tháng 7 – 9.

Quả đại táo có hình trứng hoặc hình cầu, có màu nâu hoặc xanh nhạt, khi chín, thì ngả sang màu đỏ sẫm.

Phân bố: Cho đến nay, nước ta vẫn phải nhập vị thuốc đại táo từ Trung Quốc. Ở Trung Quốc, vị thuốc có nhiều nhất ở các tỉnh Phúc Kiến, Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc, Tứ Xuyên.

Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô (Eructus Zizyphi). Nên chọn những quả mẩm, hạt nhỏ, vị ngọt, màu đỏ.

Thu hoạch: Mùa đông.

Sơ chế: Phơi khô dùng làm thuốc.

Chế biến:

  • Hồng táo: Khi quả chín, đem phơi hay sấy khô. Quả táo màu hồng được gọi là hồng táo.
  • Hắc táo:  táo được thu hái sau khi chín vàng thì để hơi nhăn, đem quay trong thùng có gai để châm lỗ rồi sắc với rễ con, thân lá cây địa hoàng, cô thêm ít đường rồi đem phơi khô cho đến khi không còn cảm giác dính tay. Loại này có vị ngọt hơn so với hồng táo.

Quả táo màu hồng được gọi là hồng táo.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp hoặc nơi ẩm mốc.

Tính vị

Vị thuốc đại táo có tính chất sau đây:

  • Vị ngọt, tính bình (theo Bản Kinh)
  • Vị ngọt, cay, nóng, không độc (theo Thiên Kim Phương – Thực trị).
  • Vị ngọt, tính ẩm (theo Trung Dược học).
  • Vị ngọt, tính ấm (theo Trung Dược Đại Từ Điển).

Quy kinh

Vị thuốc quy vào các kinh sau:

  • Kinh tỳ, phần huyết (theo Bản Thảo Cương Mục).
  • Kinh phế, tâm (theo Bản Thảo Hối Ngôn).
  • Kinh Can, Tỳ, Thận (theo Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
  • Kinh Tỳ, Vị (theo Bản Thảo Kinh Sơ).
  • Kinh Tỳ, Vị (theo Trung Quốc Đại Từ Điển).
  • Kinh Tỳ và Thận (theo Trung Dược Học).

Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền, đại táo có công dụng sau đây:

  • Bổ tỳ
  • Ích khí
  • Dưỡng vị sinh tândichj
  • Điều hòa doanh vị
  • Nhuận phế
  • Hòa giải các bị thuốc khác.

Với các đặc tính như trên, vị thuốc được dùng để chủ trị các bệnh lý sau đây:

  • Mất ngủ
  • Lo âu
  • Tỳ vị suy nhược, ăn ít, tiêu lỏng
  • Kiết lỵ
  • Ho.

Liều dùng và cách dùng

  • Liều dùng: 3 – 10 quả/ ngày.
  • Cách dùng: Ăn sống hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc

Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc trị bệnh từ đại táo sau đây:

Trị chứng bồn chồn không ngủ được:

Sắc 14 quả đại táo, 7 củ hành trắng với 3 thăng nước, khi còn 1 thăng thì uống.

Trị lở loét không lành:

Táo 3 thăng, sắc lấy nước rửa vết thương ngoài da .

Trị chứng đau bụng khi có thai:

Đốt cháy và tán thành bột 14 quả hồng đại táo, dùng với nước tiểu.

Trị điếc tai, mất thính giác:

Đại táo loại bỏ phần vỏ và hạt, đem giã nát với 300 hạt tỳ ma tử. Cho tất cả vào trong một túi bông nhét vào tai, mũi một lần mỗi ngày.

Trị buồn bực, khó ngủ:

Nấu chín và ăn 14 quả đại táo, 210 gam long nhãn.

Trị suy nhược, khó ngủ:

Ngâm 40g long nhãn, 40g mạch môn, 20g đỗ trọng, ngưu tất, 40g đương quy, 20g xuyên khung với rượu, uống trước khi ngủ.

Trị tiêu chảy lâu ngày, hư hàn, đầy bụng:

Đem tán thành bột và trộn đều Nhục đậu khấu, Phá cố chỉ mỗi thứ 12g, Mộc hương 6g, tóa nhục, vo thành viên. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 12 gam, kèm với nước gừng.

Chữa miệng khô, cổ đau: 

Giã nát và trộn đều với mật các nguyên liệu gồm: 20 quả đại táo và 10 quả ô mao, ngậm trong nhiều ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *